Sản xuất và kinh doanh mật ong hoa Bạc Hà, Mèo Vạc, Hà Giang

Địa điểm mô hình: thị trấn Mèo Vạc

Mô hình sản xuất và kinh doanh mật ong hoa Bạc Hà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang do HTX Tuấn Dũng (ông Thèn Văn Hải làm giám đốc) triển khai thực hiện.

Ngành nghề chính HTX tập trung phát triển là nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn huyện Mèo Vạc và chế biến, tiêu thụ sản phẩm đặc sản “Mật ong Bạc Hà Mèo Vạc” với các sản phẩm mật ong Bạc Hà đóng chai, tiêu thụ trong nước.


mh_hagiang_ong1.jpg


Sản phẩm đặc sản “Mật ong Bạc Hà” của HTX được sản xuất theo phương pháp nuôi ong truyền thống trên vùng nguyên liệu hoa Bạc Hà, là cây hoa mọc hoang dại, chỉ có phân bố ở khu vực các xã núi đá của huyện Mèo Vạc và các huyện Đồng Văn, Quản Bạ và Yên Minh của tỉnh Hà Giang. Sau khi mật thô được thu gom, HTX sẽ tiến hành chế biến, áp dụng công nghệ hạ thủy phần, đóng chai theo tiêu chuẩn được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ).

Sản lượng mật chế biến, tiêu thụ bình quân 15.000 lít mật/năm, chiếm khoảng 30% sản lượng mật tiêu thụ toàn huyện. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX đã phát huy hiệu quả rõ rệt, trở thành đơn vị đầu mối chủ lực trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm mật ong của huyện. Hiện nay HTX đã có đội ngũ cộng tác viên kỹ thuật lành nghề, làm chủ được quy trình công nghệ và giàu kinh nghiệm trong tất cả các khâu, từ: nhân giống, chăm sóc, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm “Mật ong Bạc Hà” của HTX Tuấn Dũng đã được đăng ký chất lượng, bảo hộ kiểu dáng nhãn mác sản phẩm, có chỉ dẫn địa lý và thương hiệu uy tín được thị trường đánh giá cao.


mh_hagiang_ong3.JPG

 Một số kết quả đạt được trong sản xuất, kinh doanh

Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX Tuấn Dũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy HTX phát triển và đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Trong 3 gần đây (2015 - 2017) tình hình tài chính của HTX có sự phát triển khá: vốn chủ sở hữu, doanh thu năm, lợi nhuận, nộp ngân sách, số lao động và thu nhập bình quân người lao động năm sau đều tăng cao so với năm trước

Năm 2017, doanh thu của HTX ước đạt 6.500 triệu đồng (tăng 3,12 lần so với năm 2015); lợi nhuận đạt 1.835 triệu đồng (tăng 3,55 lần so với năm 2015); nộp ngân sách: 150 triệu đồng; thu nhập bình quân đạt: 5,6 triệu đồng/người/tháng.

Sản lượng mật chế biến, tiêu thụ bình quân 15.000 lít mật/năm, chiếm khoảng 30% sản lượng mật tiêu thụ toàn huyện (giá trị sản lượng đạt trung bình 6.500 triệu đồng/năm). Hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX đã phát huy hiệu quả rõ rệt, trở thành đơn vị đầu mối chủ lực trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh tiêu thụ sản phẩm mật ong của huyện. Hiện nay HTX đã có đội ngũ cộng tác viên kỹ thuật lành nghề, làm chủ được quy trình công nghệ và giàu kinh nghiệm trong tất cả các khâu, từ: nhân giống, chăm sóc, khai thác, chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm;


mh_hagiang_ong4.JPG

HTX không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào các khâu trong sản xuất sản xuất nhằm không ngừng cải tiến đa dạng hóa mẫu mã, giữ vững uy tín và nâng cao chất lượng sản phẩm; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,… Đồng thời HTX luôn quan tâm, chăm lo đến quyền lợi và đời sống của người lao động, từ đó đã khuyến khích, tạo được sự tin tưởng gắn bó lâu dài, nỗ lực đoàn kết phát triển hợp tác xã của người lao động.

9/27/2018 5:03:00 PM
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Giang
<< Xem các mô hình khác