Để phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, thì việc là thay đổi cơ cấu chất lượng giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao góp phần làm hạ giá thành sản phẩm; phương thức chăn nuôi hàng hóa, theo chuỗi liên kết khép kín, áp dụng công nghệ cao vào sản xuất có sự cạnh tranh, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap là xu thế của tiêu dùng thực phẩm, là biện pháp tốt nhất để tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm chăn nuôi lợn của tỉnh. Trên cơ sở hướng dẫn của UBND tỉnh, các cấp, ngành và các văn bản của Chính phủ, Bộ ngành. Công ty TNHH Thương mại Quang Lành tỉnh Điện Biên tổ chức lập Dự án Trại chăn nuôi lợn chất lượng cao Quang Lành, trên địa bàn Bản Hợp Thành - Xã Núa Ngam - Huyện Điện Biên - Tỉnh Điện Biên
Mục tiêu dự án là để phát triển chăn nuôi lợn cao sản tại địa phương theo hướng hàng hóa chuyên canh, chất lượng cao, mô hình khép kín an toàn sinh học, kết hợp phương pháp xử lý ép tách phân giảm chi phí làm hầm biogas, bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần thực hiện thành công chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đấy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế của địa phương. Cung cấp sản lượng thịt lợn hơi cao sản có tỷ lệ nạc cao, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong tỉnh, có sức cạnh tranh cao, không phụ thuộc nhiều vào lợn thịt ngoại tỉnh; Tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động tại địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Quy mô dự án: Số lượng lợn thịt xuất chuồng đạt 11.640 con/năm; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 1.048 tấn/năm;
Bộ máy tổ chức nhân sự của trang trại được bố trí gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động tốt và có hiệu quả cao gồm 20 người, trong đó 01 Giám đốc; 01 Phó Giám đốc; 01 Kế toán (thủ quỹ); 01 Nhân viên Marketting; 01 Kỹ sư chăn nuôi, bác sỹ thú y; 12 Công nhân sản xuất thức ăn, chăn nuôi, phục vụ; 02 Bảo vệ; 01 Lái xe.
Dự án Trang trại chăn nuôi lợn tại Bản Hợp Thành, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 27.300 m2 Khu vực đầu tư xây dựng chuồng nuôi có vị trí thuận lợi, cách khu dân cư 1 km, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng cho chăn nuôi lợn; đảm bảo đủ điều kiện xử lý chất thải trong chăn nuôi phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trên cơ sở quy trình sản xuất được Trang trại áp dụng quy trình thực hành tốt cho chăn nuôi lợn tại Việt Nam (VietGAHP chăn nuôi lợn) và hướng dẫn của các đơn vị chuyên môn. Công ty đã tiến hành tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo đúng yêu cầu, quy hoạch, đồng bộ các hạng mục từ khi xây dựng đến đi vào hoạt động chăn nuôi như: Địa điểm xây dựng chuồng nuôi, bố trí khu chăn nuôi, thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi, con giống, vệ sinh chăn nuôi, thức ăn, nước uống, quản lý dịch bệnh, quản lý chất thải và bảo vệ môi trường… Để có được kết quả cao ngay từ đầu công ty xác định phải đưa vấn đề con giống, thức ăn và công tác quản lý dịch bệnh lê hàng đầu cụ thể:
Đối với con giống: Công ty Sử dụng giống lợn cao sản gồm các giống Yorkshine, Landrace được mua của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Chất lượng con giống được công ty bảo hành trong thời gian nuôi. Lợn giống khi đưa về trại được nuôi cách sau đó chuyển sang chuồng nuôi lợn thịt đến khi lợn khi xuất chuồng đạt trọng lượng khoảng 90-110kg. Áp dụng phương thức quản lý "cùng vào-cùng ra" theo thứ tự ưu tiên là: cả khu Þ từng dãy Þ từng chuồng Þ từng ô.
Đối với thức ăn: Thức ăn cho lợn có trọng lượng từ 10 đến 30 kg được ký hợp đồng mua tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam với chất lượng đảm bảo dinh dưỡng; Sang giai đoạn lợn từ 30 kg đến khi xuất bán sẽ được sản xuất ngay tại trại theo hình thức phối trộn từ nguyên liệu ngô, thóc tại địa phương kết hợp với cám đậm đặc cho lợn thịt có trọng lượng từ 30kg đến xuất chuồng của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt để tạo thành hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu dinh dưỡng. Thức ăn sau khi phối trộn sẽ được chuyển sang máy ép viên để tạo viên cám giúp lợn ăn tốt hơn và tránh bụi. Với hình thức sử dụng thức ăn phối trộn đã giúp công ty giảm được giá thành thức ăn đầu vào từ đó cho lợi nhuận cao hơn.
Đối với quản lý dịch bệnh: Trong quá trình chăn nuôi trại lợn đã thực hiện vệ sinh chuồng trại theo quy định về thú y. Trang bị đầy đủ trang thiết bị và thực hiện quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học. Người ra, vào trại phải mặc quần áo, dày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng trong trại; Thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng vắc xin theo đúng độ tuổi lợn qui định...
- Tiêu thụ lợn hơi: Công ty đã ký liên kết với Công ty chăn nuôi C.P xuất bán lợn thịt hơi, ngoài ra Công ty còn có các hợp đồng xuất lợn thịt hơi sang nước bạn Lào với qui mô lớn.

Kết quả đạt được
Sau khi hoàn thành các hạng mục công trình, nhân sự. Đầu tháng 2/2018 Công ty đã nhập lợn giống về nuôi tại trại. Đến nay sau hơn 8 tháng thực hiện trại lợn đã nuôi được 03 lứa lợn thịt trong đó thành công 2 lứa còn 01 lứa đang trong giai đoạn nuôi chưa có kết quả cụ thể như sau:
Lứa 1: Từ tháng 2 đến cuối tháng 4/2018. Do thời điểm thực hiện dự án giá lợn hơi biến động xuống thấp lên số lượng lợn công ty nhập về lứa đầu thấp 1.000 con sau 3 tháng nuôi trọng lượng lợn đạt từ 95 - 110 kg/ con tương đương 105 tấn. Công ty xuất bán với giá 30.000 đồng/kg. Hạch toán sau khi bán sản phẩm không đủ chi phí lỗ.
Lứa 2: Từ tháng 5 đến tháng 8/2018. Thời điểm tháng 5 giá lợn hơi bắt đầu tăng có tín hiệu tốt cho người chăn nuôi Công ty nhập 3.500 con lợn giống. Đến thời điểm xuất chuồng còn 3.430 con với trọng lượng trung bình 105kg/con tương đương 360,2 tấn được bán với giá 50.000 đồng/kg; sau khi hạch toán chi phi lợi nhuận khoảng gần 4 tỷ đồng
Lứa 3; Từ đầu tháng 9 đến nay Công ty nhập 4.000 con lợn giống đang nuôi chưa có kết quả.
Sau 2 lứa lợn thịt trại lợn đã xuất bán 465,2 tấn lợn trừ các hạng mục chi phí, khấu hao. Hiệu quả kinh tế mang lại khoảng 3 tỷ đồng cho công ty và ngoài ra còn đóng góp khoảng 400 - 500 triệu đồng cho ngân sách địa phương và Nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp; Ngoài ra trại lợn còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung chuyên canh, chuyên môn hóa cao, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng tăng của xã hội.