Xã điểm tái cơ cấu theo hướng sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Địa điểm mô hình: Xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Năm 2016 Sở Nông nghiệp & PTNT trình Ban chỉ đạo tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh ban hành quyết định 58/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 phê duyệt đề án thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã về sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại xã Khánh Thành huyện Yên Khánh. Việc lập đề án cụ thể cho từng xã để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đã đem lại nhiều kết quả tích cực, rõ nét.

mh_ninhbinh_xa11.JPG


Cán bộ kỹ thuật của Sở Nông nghiệp & PTNT và các huyện có thêm kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng chỉ đạo thực tiễn sản xuất. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Đối với cán bộ cấp xã cũng đã được nâng cao nhận thức, được cung cấp các kiến thức, văn bản pháp lý mới về sản xuất nông nghiệp cũng như quản lý vật tư nông nghiệp, thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động người dân triển khai thực hiện đề án.

 Các HTX Nông nghiệp được nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ, nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật HTX. Các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp được cập nhật những văn bản quản lý mới về vật tư nông nghiệp, được tập huấn, hiểu mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã từ đó nâng cao ý thức kinh doanh vật tư nông nghiệp cung cấp cho sản xuất tại địa phương. Nông dân được nâng cao nhận thức về sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; tiếp thu kiến thức, quy trình sản xuất các sản phẩm đảm bảo an toàn.

          Về sản xuất nông nghiệp: Toàn bộ diện tích sản xuất trồng trọt trên địa bàn xã được quy hoạch thành từng vùng, các vùng sản xuất được xây dựng đảm bảo đủ tiêu chuẩn sản xuất an toàn. Trong lĩnh vực chăn nuôi đã thực hiện các điều kiện vệ sinh thú y cho gia súc, gia cầm, chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; chứng nhận xã an toàn dịch bệnh. Trong lĩnh vực thủy sản đã triển khai xác định các vùng, hộ sản xuất thủy sản, thực hiện hoàn thiện các tiêu chí an toàn cho hộ và vùng sản xuất thủy sản. Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất an toàn, mô hình chuyển đổi, mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ.

 Về hình thức tổ chức sản xuất: các HTX Nông nghiệp được nâng cao năng lực quản lý; giới thiệu tiếp cận với các nguồn vốn, cơ chế chính sách hỗ trợ,… Hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả các HTX ngành hàng, tổ hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
mh_ninhbinh_xa2.JPG

          Một số kết quả đạt được:

          + 100% hộ dân của xã Khánh Thành đều được tập huấn và ký cam kết sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

          + 100% số vùng sản xuất trồng trọt của xã được chứng nhận là vùng sản xuất trồng trọt đủ điều kiện an toàn, trong đó có 3 vùng sản xuất lúa VietGAP, 1 vùng rau VietGAP.

          + Xã được chứng nhận là xã an toàn dịch bệnh;

          + Thực hiện các mô hình chuyển đổi từ đất trồng hai vụ lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn: mô hình trồng ổi kết hợp nuôi cá; mô hình lúa cá; mô hình rau an toàn; mô hình liên kết sản xuất đậu xanh giống,…

          + Xây dựng được trên 100 bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

          + Thành lập HTX sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn xã Khánh Thành (chủ yếu sản xuất rau, củ quả) đi vào hoạt động có hiệu quả. Một số sản phẩm của các xã điểm đã tham gia vào chuỗi giá trị, có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, khẳng định được chất lượng.

          + Đào tạo, tập huấn trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất, hướng dẫn thực hiện các quy trình sản xuất an toàn cho cán bộ kỹ thuật HTX.

          Lợi ích về kinh tế:

          + Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp xã Khánh Thành huyện Yên Khánh năm 2016 tăng 5,5 tỷ đồng so với năm 2015; năm 2017 tăng 5,7 tỷ đồng so với năm 2016.

          + Giá trị sản xuất/ha canh tác tại Khánh Thành đạt 139 triệu đồng/ha/năm.

          Lợi ích về xã hội, môi trường:

          + Làm thay đổi cơ bản cả về nhận thức và cách thức trong phát triển kinh tế nông nghiệp cho cán bộ và nhân dân xã.

          + Thực hiện thành công thí điểm tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã là cơ sở để các xã khác tham quan, học tập kinh nghiệm áp dụng tại địa phương, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã trên địa bàn toàn tỉnh.

          + Tái cơ cấu nông nghiệp cấp xã về sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã hình thành được cách thức sản xuất, quy trình sản xuất, con người sản xuất để tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

          + Từng bước nâng cao năng lực và trình độ của hình thức tổ chức sản xuất, hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới hiện đại hơn, phù hợp với thực tiễn, đem lại hiệu quả bền vững.

          + Góp phần nâng cao trình độ, kinh nghiệm thực tiễn chỉ đạo sản xuất cho các cán bộ ngành nông nghiệp, của huyện, của xã. Đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý và người dân, là cầu nối giữa liên kết 4 nhà, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, góp phần tích cực thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Trên cơ sở thành công của mô hình cơ cấu lại nông nghiệp cấp xã, giai đoạn 2018 - 2020 toàn tỉnh nhân rộng mô hình này cho 13 xã điểm thuộc 7 huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện, hướng tới các địa phương trong tỉnh áp dụng

10/10/2018 9:37:00 PM
Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình
<< Xem các mô hình khác