Quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
(ngày cập nhật 8/31/2023 2:54:00 PM)
 
Ngày 23/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
 

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Nghị định là quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý và quyền đối với giống cây trồng, bao gồm vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Liên quan đến quyền đối với giống cây trồng, Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền đối với giống cây trồng; xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền đối với giống cây trồng; kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến quyền đối với giống cây trồng; giám định sở hữu quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Theo Điều 80 của Nghị định, yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được xem là cấu thành hành vi xâm phạm thể hiện như sau: (i) Vật liệu nhân giống, cây giống nguyên vẹn, sản phẩm thu hoạch hoặc vật liệu bất kỳ có khả năng sinh trưởng thành cây giống hoàn chỉnh của giống cây trồng đã được bảo hộ; (ii) Tên giống cây trồng hoặc các ký tự tương tự đến mức gây nhầm lẫn thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ; (iii) Phương tiện máy móc, trang thiết bị, kho bãi lưu giữ, bảo quản, phương tiện vận chuyển hoặc các trang thiết bị khác phục vụ mục đích chế biến, lưu giữ giống, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch để làm giống của giống cây trồng. Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng là phạm vi Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ chung để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chi tiết xem tại file đính kèm./.

Download file đính kèm:
Nguyễn Thị Duyên
Số lần xem:44

<< Quay lại
Các tin khác
  Quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
  Chính phủ mới ban hành Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch
  Thành lập Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  Vĩnh Long triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
  Thành lập Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên
Tìm kiếm tin cũ
QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN


SỰ KIỆN

LỊCH LÀM VIỆC

Lượt truy cập: 13637670