Vĩnh Long triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
(ngày cập nhật 8/10/2023 3:00:00 PM)
 
Ngày 25/7/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch số 1749/KH-UBND thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2030.
 

Chủ trương chung của Tỉnh là khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống, đặc biệt là nhân giống cấp xác nhận (hoặc tương đương), đáp ứng yêu cầu giống đúng tiêu chuẩn cho sản xuất. Ngân sách nhà nước ưu tiên nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống với những đối tượng cây trồng, vật nuôi mà các tổ chức, cá nhân chưa hoặc ít quan tâm đầu tư.

Các nhiệm vụ để thực hiện Chương trình, gồm: (i) Thu thập, phục tráng, bảo tồn, lưu giữ, đánh giá, tư liệu, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn gen cây trồng, vật nuôi. (ii) Tăng cường năng lực quản lý đàn giống gốc vật nuôi; nuôi giữ đàn giống gốc, ưu tiên các giống vật nuôi bản địa; nâng cao năng suất, chất lượng đàn giống gốc; nhập nội các giống có tiềm năng di truyền cao, tiên tiến; sử dụng tinh heo giống cụ kỵ, ông bà, tinh bò giống cao sản; củng cố và hoàn thiện hệ thống giống hình tháp. (iii) Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu, bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. (iv) Nhập mới, mua bản quyền và nhận chuyển giao 3-4 giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu, bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội; xây dựng và chăm sóc vườn cây đầu dòng (cam Sành, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh); đầu tư công nghệ (phòng nuôi cấy mô); nghiên cứu phát triển giống nấm (nấm ăn và nấm dược liệu). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cá tra, tôm càng xanh toàn đực, lươn,…; sản xuất giống cá tra và cá điêu hồng có khả năng tăng trưởng về tính trạng, giống cá nước ngọt bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật và người dân; nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng giống. (v) Đầu tư nâng cấp, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ tại các trại sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và xử lý môi trường cho các cơ sở, hợp tác xã và doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa sản xuất giống.

Tổng vốn dự kiến thực hiện Chương trình khoảng 98,0 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước 38,0 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 10,0 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 28,0 tỷ đồng). Vốn của các tổ chức, cá nhân 60 tỷ đồng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Thông tin chi tiết xem tại file đính kèm./.

Nguyễn Thị Duyên
Số lần xem:48

<< Quay lại
Các tin khác
  Quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
  Chính phủ mới ban hành Nghị định 58/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch
  Thành lập Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  Vĩnh Long triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
  Thành lập Hội đồng Điều phối vùng Tây Nguyên
Tìm kiếm tin cũ
QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN


SỰ KIỆN

LỊCH LÀM VIỆC

Lượt truy cập: 13637645