Phát triển nông nghiệp, du lịch không chỉ là phát triển kinh tế đơn thuần mà còn là trách nhiệm và lòng tự hào của quê hương Hà Giang, vùng đất “nở hoa trên đá”
(ngày cập nhật 4/19/2023 2:13:00 PM)
 
Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan tại Hội nghị “Thúc đẩy phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2030” được tổ chức vào ngày 17/4/2023 tại Thành phố Hà Giang. Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bí Thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đồng chủ trì Hội nghị, với sự tham dự của hơn 160 đại biểu.
 

Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Các Học viện, Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp của Trung ương; Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Hà Giang; UBND các huyện, thành phố; doanh nghiệp, HTX hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; đồng thời là nơi giao hòa, kết tinh nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Hà Giang hội tụ các yếu tố để phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, hiện đại, bền vững. Ngành nông nghiệp Hà Giang có vai trò quan trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đặc biệt là đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ; xoá đói giảm nghèo, giữ ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn nhất là các khu vực biên giới, bảo vệ rừng đầu nguồn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông nghiệp của tỉnh năm 2022 đạt 7,62%, chiếm 31,1% cơ cấu kinh tế của tỉnh; khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,8%. GRDP bình quân đầu người đạt 34,24 triệu đồng/người. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2022 (giá hiện hành) đạt trên 14,7 nghìn tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Trong ngành trồng trọt nhóm cây lương thực giảm dần, nhóm cây ăn quả tăng nhanh (năm 2011 có 7.762 ha cây ăn quả, đến năm 2021 tăng lên thành 14.562 ha). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và trong nội bộ từng lĩnh vực còn chậm, chưa xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển; các sản phẩm nông nghiệp chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, khó cạnh tranh; nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp hạn chế…

Tại hội nghị, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà khoa học đồng tình với những mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh. Đồng thời, nêu lên những giải pháp giúp tỉnh đạt được những mục tiêu đề ra như: Ưu tiên nguồn lực phát triển cây, con đặc trưng, đặc sản có lợi thế so sánh như cam, chè Shan tuyết, dược liệu, cây ăn quả ôn đới, bò vàng, lợn địa phương, mật ong; tập trung nguồn lực để bảo đảm nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhất là đối với bốn huyện vùng Cao nguyên đá; quan tâm bảo tồn, xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị cây chè Shan tuyết cổ thụ.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhận định: tỉnh Hà Giang cần thay đổi cách tiếp cận, tư duy mới theo hướng kiến tạo hệ sinh thái đa giá trị về nông nghiệp của cả 3 vùng sinh thái; mở rộng không gian phát triển không dừng lại trên địa bàn một xã, một huyện, một tỉnh mà phải tích hợp không gian không giới hạn về địa lý (cách tiếp cận phân ngành đang là giới hạn, cản trở sự phát triển) nhằm khởi tạo giá trị mới, tiếp thêm nguồn lực cho tỉnh Hà Giang. Đối với các cây trồng, vật nuôi là lợi thế của tỉnh cần tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn về chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, ứng dụng công nghệ số, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh để tạo ra sự khác biệt; tăng sức cạnh trạnh của sản phẩm, nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân. Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ, nhà khoa học cần bàn bạc cụ thể để giúp cho tỉnh Hà Giang mở rộng không gian phát triển về nông nghiệp.

Lê Minh
Số lần xem:157

<< Quay lại
Các tin khác
  Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng điều phối vùng Trung du miền núi phía Bắc
  6 mặt hàng xuất khẩu trên 2 tỷ USD 8 tháng năm 2023
  Kết quả sản xuất thủy sản 8 tháng năm 2023
  Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với Bộ QP
  Hội nghị lần thứ nhất Hội đồng Điều phối Vùng Đông Nam Bộ
Tìm kiếm tin cũ
QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN


SỰ KIỆN

LỊCH LÀM VIỆC

Lượt truy cập: 13638646