Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
(ngày cập nhật 12/30/2022 2:51:00 PM)
 
Ngày 27/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1622/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 

Quyết định phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia thời kỳ 2021 –
2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thể hiện cụ thể quan điểm, mục tiêu, định
hướng chính:
1. Quan điểm
Quy hoạch tài nguyên nước phải mang tính chiến lược, đảm bảo tầm nhìn
dài hạn, định hướng tổng thể, điều hòa, phân phối tài nguyên nước đáp ứng các
mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, ưu tiên
đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt, ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo,
hài hòa với yêu cầu phát triển của từng ngành, từng địa phương và cộng đồng.
Tài nguyên nước phải được quản lý, sử dụng, phát triển bền vững, tổng
hợp, thống nhất theo lưu vực sông, liên vùng, liên tỉnh và được tiếp cận theo
nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mọi nhu cầu sử dụng nước
cho phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với chức năng và khả năng đáp ứng
của nguồn nước, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, hợp lý, đa mục
tiêu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái thủy sinh, thích ứng với biến đổi khí hậu và
đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
 Bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, kết hợp hài hòa
giữa bảo vệ với duy trì, phát triển nguồn sinh thủy, nâng cao khả năng tích trữ
nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; hợp tác, chia sẻ
công bằng và hợp lý tài nguyên nước xuyên biên giới. Phòng, chống, khắc phục
hậu quả tác hại do nước gây ra với phương châm phòng ngừa là chính, giảm
thiểu tối đa tổn thất.
2. Mục tiêu, định hướng chính:
Đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia: Quy hoạch nhằm mục tiêu đảm
bảo an ninh nguồn nước quốc gia; quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả, bền vững
tài nguyên nước; điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu cho
dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa thiệt

hại tính mạng và tài sản của nhân dân; kiểm soát chất lượng, trữ lượng các
nguồn nước, nâng cao khả năng tích trữ nước trên các lưu vực sông, vùng kinh
tế, địa phương, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với chức năng và khả
năng đáp ứng của nguồn nước trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán: Khắc phục hiệu quả tình trạng
hạn hán, thiếu nước vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận
nguồn nước, đặc biệt là các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông
Cửu Long, vùng sâu, vùng xa và các đảo.
Ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước: Quy hoạch đặt mục tiêu bảo vệ, kiểm
soát, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa tình trạng gia tăng suy thoái, cạn kiệt, ô
nhiễm nguồn nước, phấn đấu đến năm 2030 thu gom, xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường đạt từ 30% tổng lượng
nước thải tại các đô thị loại II trở lên và 10% tại các đô thị từ loại V trở lên.
Chủ động về nguồn nước trong mọi tình huống: Phấn đấu đến năm 2050
nâng chỉ số an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an
ninh nguồn nước hiệu quả trên thế giới. Hướng tới chủ động về nguồn nước
trong mọi tình huống, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm
nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí
hậu.

Cao Vũ Hiển
Số lần xem:51

<< Quay lại
Các tin khác
  Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
  Kết quả sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản 11 tháng đầu năm 2023
  Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2023 đạt mức cao kỷ lục 5,3 tỷ USD.
  Tăng năng suất lao động là một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững
  Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới
Tìm kiếm tin cũ
QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN


SỰ KIỆN

LỊCH LÀM VIỆC

Lượt truy cập: 13742462