Một số kết quả về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2022
(ngày cập nhật 12/30/2022 2:46:00 PM)
 
Thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 54/NQ-CP của Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế, Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; giai đoạn 2021-2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó có giải pháp về cơ chế, chính sách.
 

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tích cực, chủ động nghiên cứu, xây dựng các cơ
chế, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn theo định hướng “nông nghiệp
sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, đồng thời tiếp tục quá trình cơ cấu
lại nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với xây dựng nông thôn mới, tận dụng những cơ hội
về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thị trường”; các cơ chế, chính sách về đất
đai, tín dụng, thuế, khoa học công nghệ... trong thời gian qua đã tạo động lực mới cho
phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh
tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản
xuất tiên tiến phù hợp, hiệu quả, mở rộng sản xuất hàng hóa.
Bộ đã tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; tham mưu các nội dung để Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khoá XIII) ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tham mưu xây dựng,
trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 phê
duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050; cùng nhiều Chương trình, Đề án, Kế hoạch phát triển
các tiểu ngành, lĩnh vực.
Trong 02 năm 2021 - 2022, Bộ cũng đã tham mưu, chủ trì xây dựng, trình Thủ
tướng Chính phủ ban hành, hoàn thiện các chiến lược phát triển các tiểu ngành, lĩnh
vực, như Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Lâm nghiệp, Thủy lợi và Phòng, chống
thiên tai... Bộ đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện các cơ sở pháp lý, nghiên cứu đề xuất
các cơ chế chính sách trong từng ngành, lĩnh vực cụ thể để triển khai thực hiện hiệu
quả các nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại các Chiến lược.
Về xây dựng nông thôn mới: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu Chính
phủ xây dựng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
được Quốc hội phê duyệt chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021;
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 ban
hành Kế hoạch thực hiện. Hết năm 2022, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với
các bộ, ngành trung ương hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền ban hành 24 văn bản và
ban hành theo thẩm quyền 67 văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn
2021 - 2025. Hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương
trình giai đoạn 2021 - 2025 đã cơ bản đầy đủ, là căn cứ pháp lý quan trọng để các bộ,

ngành trung ương và địa phương triển khai thực hiện.
Về khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn: Bộ
Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên
quan nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định mới thay thế
Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn theo hướng phù hợp với thực tiễn và đồng bộ với các Luật Đầu
tư công, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp...Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Bộ đã tích cực triển khai
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; đồng thời rà soát kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhiều
cơ chế, chính sách. Nhiều văn bản chính sách, tập trung vào miễn giảm, gia hạn nghĩa
vụ nộp thuế, và tiếp cận vốn tín dụng, miễn giảm lãi vay để doanh nghiệp phục hồi sản
xuất kinh doanh.
Nhờ đó, trong 02 năm 2021 - 2022, mặc dù toàn ngành triển khai thực hiện kế
hoạch trong điều kiện đối mặt với một số khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành nông
nghiệp, nông thôn tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, toàn diện, trên tất cả các
lĩnh vực. Tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ, năm 2021 đạt
3,27%, năm 2022 dự kiến đạt 3,36%. Kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 48,6 tỷ USD
năm 2021, năm 2022 đạt kỷ lục, khoảng 53,22 tỷ USD./.

Hoàng Linh
Số lần xem:64

<< Quay lại
Các tin khác
  Hội nghị chuyên đề về phối hợp đa ngành trong phòng, chống kháng thuốc: Từ chính sách đến hành động
  Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ Việt Nam
  Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản cả năm 2023 ước đạt 3,5%
  Hội nghị chuyên đề quy hoạch Vùng của hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc
  Họp báo Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023
Tìm kiếm tin cũ
QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN


SỰ KIỆN

LỊCH LÀM VIỆC

Lượt truy cập: 13742472