Theo đó, định hướng vùng sản xuất hoa trọng điểm là Hà Nội, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Lào Cai, Bắc Giang, Sơn
La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, TP. Hồ Chí
Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp,... Tại các tỉnh sản xuất hoa trọng
điểm hình thành các vùng chuyên canh, các làng nghề gắn với phát triển du lịch
nông thôn.
Diện tích trồng hoa đến năm 2025 khoảng 31 - 34 nghìn ha, sản lượng 9 - 10 tỷ
cành/bông; đến năm 2030, ổn định diện tích khoảng 36 - 37 nghìn ha, sản lượng
12 - 13 tỷ cành/bông. Trong đó, các tỉnh trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng
15 - 16 nghìn ha, sản lượng 4 tỷ cành/bông; vùng Trung du miền núi phía Bắc
2,0 - 2,5 nghìn ha, sản lượng 500 - 600 triệu cành/bông; vùng Bắc Trung Bộ 1,0
- 1,5 nghìn ha, sản lượng 350 - 400 triệu cành/bông; vùng Tây Nguyên 11 - 12
nghìn ha, sản lượng 4,4 - 4,6 tỷ cành/bông; vùng Đông Nam Bộ 1,0 - 1,5 nghìn
ha, sản lượng 300 - 350 triệu cành/bông; vùng Đồng bằng sông Cửu Long 4 - 5
nghìn ha, sản lượng 1,3 - 1,5 tỷ cành/bông.
Đến năm 2030, diện tích trồng hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm 15 - 20%;
diện tích trồng hoa có mái che đạt khoảng 20 - 25%, trong đó vùng Tây Nguyên
và vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 35 - 40%, vùng Đông Nam Bộ
25 - 30%, vùng Đồng bằng sông Hồng 10 - 15%.
Đối với vùng trồng cây cảnh, tập trung tại các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng,
Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Đồng Tháp,...
Quy mô phát triển cây cảnh đến năm 2030 khoảng 13 - 14 nghìn ha, sản lượng
50 - 51 triệu chậu/cây. Trong đó, các tỉnh trọng điểm vùng Đồng bằng sông
Hồng 7 - 8 nghìn ha, sản lượng 25 - 26 triệu chậu/cây; vùng Trung du miền núi
phía Bắc khoảng 1,0 nghìn ha, 50 - 60 nghìn chậu/cây; vùng Bắc Trung Bộ 0,6 -
1,0 nghìn ha, 1,5 - 1,7 triệu chậu/cây; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 500 ha,
sản lượng 3 triệu chậu/cây; vùng Đông Nam Bộ 1,0 nghìn ha, 1,7 triệu chậu/cây;
vùng Đồng bằng sông Cửu Long 3 - 3,5 nghìn ha, 18 - 19 triệu chậu/cây. Diện
tích cây cảnh có ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 10 - 15%.
Đề án tập trung vào giải pháp về khoa học công nghệ; thị trường tiêu thụ; tổ
chức sản xuất; nguồn vốn đầu tư; cơ chế, chính sách và hợp tác quốc tế.
Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Trồng trọt là đơn vị đầu mối chỉ đạo, triển
khai thực hiện Đề án.