Mục tiêu chung của Chương trình là Phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4,0%/năm. Đến năm 2030 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Chương trình tập trung vào 6 nội dung chủ yếu: (1) Phát triển sản xuất giống thủy sản; (2) Phát triển nuôi trồng thủy sản; (3) Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; (4) Phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản; (5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất; (6) Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản
Tổng nguồn vốn triển khai thực hiện Chương trình là 7.000 tỷ đồng
Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu và nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; ban hành Bộ tiêu chí xác định vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung được ngân sách trung ương, địa phương ưu tiên đầu tư phù hợp với tình hình phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; Bộ tiêu chí xác định các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ưu tiên thực hiện; Rà soát, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các khâu trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chương trình; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, hội thảo/hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết,..
Chi tiết các nội dung Chương trình được nêu tại File đính kèm và có hiệu lực từ ngày ký ban hành.