Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021
Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 (Theo giá so sánh năm 2010) đạt 9.649,7 tỷ đồng, tăng 2,87% so với năm 2020, tăng 68,8% so với kế hoạch, trong đó: Nông nghiệp 7.407,9 tỷ đồng, tăng 2,24%; Lâm nghiệp 77,1 tỷ đồng, tăng 2,3%; Thủy sản 1.984,7 tỷ đồng, tăng 5,3%;
Tổng sản phẩm xã hội GRDP khu vực nông - lâm - thủy sản đạt 4.411 tỷ đồng, tăng 2,99%. Sản lượng thóc đạt 443,8 nghìn tấn, tăng 0,8 nghìn tấn so với năm 2020.
Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác (đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản) đạt 143,2 triệu đồng, vượt 3,2 triệu đồng so với kế hoạch, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2020
Xây dựng nông thôn mới: Lũy kế đến hết năm 2021 có 117/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 98,3%, có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 11 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Hoa Lư, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô), 1 thành phố hoàn thiện nhiệm vụ nông thôn mới.
Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch năm 2022
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2022 (theo giá so sánh 2020) đạt từ 2,0% trở lên;
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt từ 148 triệu đồng/ha canh tác;
Xây dựng nông thôn mới: Huyện Nho Quan được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Ninh Bình được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 02 xã (của huyện Kim Sơn) đạt chuẩn nông thôn mới, 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Kim Sơn hoàn thành tiêu chí, hồ sơ thủ tục xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhiệm vụ và giải pháp
Để đạt được các nhiệm vụ, chỉ tiêu năm 2022, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh xác định một số nhiệm vụ và giải pháp như sau: (i) Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất các sản phẩm chủ lực theo tiểu vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp; (ii) Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn; (iii) Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, sản phẩm nông nghiệp du lịch; (iv) Nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; (v) Tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và khuyến nông; (vi) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp phù hợp với điều kiện từng địa phương; (vii) Tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; (viii) Thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tư tư nhân./.