Trong đó, sản xuất mía nguyên liệu 17.084 ha; sắn nguyên liệu 11.000 ha; lúa giống 4.000 ha; lúa thương phẩm 6.500 ha; cây thức ăn chăn nuôi 12.700 ha; còn lại là các loại cây trồng khác.
Nhờ tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, đồng thời tổ chức sản xuất theo hướng liên kết hữu cơ giữa cây trồng, vật nuôi với thị trường tiêu thụ nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Một số điển hình như: Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần và lúa thương phẩm tại huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống… đã tăng hiệu quả kinh tế lên từ 1,2-1,5 lần so với sản xuất thông thường, lợi nhuận cao hơn từ 30-50 triệu đồng/ha; mô hình tích tụ ruộng đất để trồng cây ăn quả có múi tại huyện Thọ Xuân cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây dược liệu tại Triệu Sơn cho thu nhập 400 triệu đồng/ha/năm; mô hình nuôi trồng thủy sản tăng hiệu quả khoảng 30% so với thông thường...
Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể, kịp thời của Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ban ngành Trung ương, UBND tỉnh; sự tham mưu có hiệu quả của ngành nông nghiệp, quá trình tổ chức triển khai quyết liệt của các địa phương, cùng sự cố gắng nỗ lực của nông dân và cộng đồng doanh nghiệp trong toàn tỉnh.
Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, chỉ đạo điều hành sản xuất và quản lý Nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, đồng thời nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; tiếp tục triển khai các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh./.
Nguồn Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa.